Sau 7 năm, vụ tranh chấp vi phạm bản quyền của Louis Vuitton với nhà thiết kế Jocelyn Imbert đã chính thức đi đến hồi kết bằng việc tập đoàn LVMH phải bồi thường 900.000 euro...
Mới đây, phiên tòa xét xử tại Paris đã đưa ra kết quả phúc thẩm vụ kiện tranh chấp bản quyền liên quan đến mẫu thiết kế khóa vặn thông minh “LV Tournant” có trên dòng các dòng sản phẩm Louis Vuitton Twist, ví và các phụ kiện khác của nhãn hiệu thời trang xa xỉ Pháp.Theo đó, vào năm 1988, nhà thiết kế Jocelyn Imbert đã thiết kế một mẫu khóa đặc biệt có tên “LV tournant” dành riêng cho dòng túi của Louis Vuitton Malletier và ký hợp đồng hợp tác cho mẫu khóa này với nhà mốt Pháp. Duybrand Năm 1992, Louis Vuitton Malletier đã chính thức mua lại bản quyền dòng túi với mẫu khóa “LV tournant” của Imbert kèm theo một điều kiện thỏa thuận rằng nếu bất kỳ dòng sản phẩm mới nào được ra mắt có sử dụng mẫu khóa “LV Tournant”, bà sẽ nhận được một khoản tiền trị giá 76.000 euro (tương đương 83.230 USD).Tuy nhiên, kể từ năm 2014, Imbert bắt đầu nhận thấy rằng mẫu khóa do bà thiết kế đã tiếp tục được sử dụng trên các dòng sản phẩm mới của Louis Vuitton như Louis Vuitton Twist và các phiên bản túi khác của hãng, trong khi bà không nhận được bất kì khoản chi trả nào về phí bản quyền.Theo Vogue Business, sau khi phiên tòa kết thúc, phía tập đoàn LVMH sẽ phải bồi thường cho bà Imbert 900.000 euro (tương đương 1 triệu USD) vì vi phạm bản quyền đối với các dòng sản phẩm mới, đặc biệt là mẫu túi Louis Vuitton Twist ra mắt năm 2015 vẫn đang là một trong những dòng phụ kiện bán chạy nhất của nhà mốt.Dòng túi Twist gây ấn tượng nhờ nắp khóa viết tắt của tên thương hiệu, khi xoay cho phép gài khóa túi tiện lợi. Túi luôn đi đôi với chất liệu da thuộc Epi, với những đường vân gợn sóng đặc thù. Đây là một mẫu thiết kế của giám đốc sáng tạo Nicolas Ghesquière. Anh đã lấy cảm hứng từ một mẫu clutch trong archive của Louis Vuitton, chiếc Pochette Trapèze clutch. Điểm tương đồng giữa hai mẫu túi này là chiếc khóa vặn thông minh. louis vuitton hàng hiệu siêu cấp Ở trạng thái khóa, nó thể hiện chữ LV, nhưng chỉ cần vặn nhẹ là chữ L sáp nhập với chữ V thật mượt để mở túi. Anh đã đặt tên cho dòng túi là Twist theo thao tác vặn núm khóa.Dòng túi Twist được ưa chuộng đến mức Louis Vuitton đã liệt kê thiết kế này vào hàng ngũ các dòng túi xách kinh điển.Trước những cáo buộc bất lợi, nhãn hiệu thời trang xa xỉ Pháp vẫn kiên quyết đưa ra quan điểm rằng bản hợp đồng năm 1992 cho phép họ được khai thác và sử dụng toàn bộ sự sáng tạo của mẫu khóa “LV tournant” trên mọi sản phẩm. Ngoài ra, luật sư đại điện của Louis Vuitton cho biết nhà mốt dự kiến sẽ nộp đơn kháng cáo lên Tòa án cấp tối cao Cour de Cassation để tiếp tục vụ kiện.Trong một tuyên bố với Vogue Business, luật sư Jean-Philippe Hugot của bà Jocelyn Imbert tuyên bố: “Louis Vuitton tuyên bố rằng thỏa thuận năm 1992 cho phép họ khai thác sự sáng tạo của bà Imbert trên mọi sản phẩm. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với điều này. Bà Jocelyn Imbert luôn mong đợi một cuộc đàm phán thân thiện với Louis Vuitton”. Được biết, ngay kể cả khi phía nhãn hiệu thời trang xa xỉ Pháp thành công nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Cour de Cassation, tập đoàn LVMH vẫn sẽ phải bồi thường cho bà Imbert 900.000 euro theo phán quyết đã ban hành.Cũng như nhiều hãng thời trang khác, Louis Vuitton đã không ít lần ra tòa do liên quan tới những vụ tranh chấp bản quyền, tuy nhiên phần thắng đa phần thuộc về thương hiệu xa xỉ này. Chẳng hạn như hồi cuối năm 2017, hãng túi My Other Bag bị khởi kiện bởi thương hiệu thời trang xa xỉ Louis Vuitton, do hành động sao chép, đạo nhái họa tiết và thiết kế của những chiếc túi LV. Louis Vuitton khẳng định rằng My Other Bag đã vi phạm bản quyền và thương hiệu của hãng một cách trắng trợn. Vụ kiện này đã phải kéo dài suốt 4 năm và cuối cùng phần thắng thuộc về Louis Vuitton.Louis Vuitton đã không ít lần ra tòa do liên quan tới những vụ tranh chấp bản quyền, tuy nhiên đa phần các trường hợp là thương hiệu này khởi kiện.Năm ngoái, Louis Vuitton đã được bồi thường 1,7 triệu Yên (tương đương 14.921 đô la Mỹ) trong vụ tranh chấp với một hãng sản xuất hàng cũ, liên quan đến Toile Monogram của Louis Vuitton - các họa tiết hoa văn thiết kế được sắp xếp, sử dụng in trên quần áo và phụ kiện của thương hiệu này. Louis Vuitton đã cáo buộc Junkmania, một nhà bán lẻ online trái phép giày, mũ và các mặt hàng thời trang khác thông qua các trang web thương mại điện tử Junkmania. Cá nhân này đã sử dụng vật liệu từ các sản phẩm Louis Vuitton cũ để tạo ra sản phẩm và sau đó bán các sản phẩm re-make.Louis Vuitton đã đệ đơn khiếu nại theo luật về cạnh tranh không lành mạnh của Nhật Bản. Theo khoản 2 mục 1 Luật Phòng chống Cạnh tranh không lành mạnh, việc sử dụng dấu hiệu nhận biết thiết kế nổi tiếng mà không xin phép là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, các đối tượng bị cáo buộc khẳng định rằng điều này đã rất phổ biến trong sản xuất khi làm lại hoặc chỉnh sửa các sản phẩm của thương hiệu nổi tiếng nhưng đã cũ. Người tiêu dùng rõ ràng có thể nhận thấy các sản phẩm thu được là làm lại, chứ không phải là hàng giả hoặc các sản phẩm mới.Tuy nhiên, Tòa án Nhật Bản đã bác bỏ lập luận này và cho rằng khi người mua nhìn vào các sản phẩm sẽ nghĩ đến thiết kế của Louis Vuitton và việc làm mới lại các sản phẩm cũ cũng gây nhầm lẫn tương tự. LOUIS VUITTON Hơn nữa, Luật phòng chống cạnh tranh không lành mạnh không chỉ cần thiết trong trường hợp nhầm lẫn thực sự xảy ra mà còn áp dụng trong trường hợp sử dụng trái phép thương hiệu nổi tiếng với mục đích thương mại.【Bài viết liên quan】:duybrandarea